- Kiểm tra chất lượng tài khoản
- Kiểm tra lịch sử đăng nhập Facebook của bạn và đăng xuất từ xa
- Cách gỡ các ứng dụng, trò chơi và trang web mà bạn đã cấp quyền trên tài khoản Facebook của bạn
- Cài đặt và sử dụng ứng dụng Google Authenticator – Nhận mã xác thực 2 lớp
- Bảo mật 2 lớp FACEBOOK – Cài ngay nếu không muốn mất tài khoản
Để quản lý mật khẩu Facebook của bạn hay bất kỳ một mật khẩu nào khác mà bạn dùng trên Internet, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng những mẹo nhỏ sau:
#1 – Đặt mật khẩu theo quy tắc nhiều phần
Với nguyên tắc nhiều phần này, bạn sẽ tự chia chuỗi mật khẩu của bạn thành từ 2 phần trở lên.
Trong ví dụ dưới đây, tôi dự định sẽ tạo một mật khẩu gồm 15 ký tự thành 3 phần, tạm đặt tên các phần đó là A-B-C, trong đó:
- Phần A: Bao gồm 5 ký tự viết tắt một câu hát mà tôi thích. Ở đây tôi chọn câu hát “Đoàn quân Việt Nam đi”, và tôi viết tắt được 5 ký tự là “dqvnd”
- Phần B: Bao gồm 5 ký tự tháng và năm ở thời điểm mà tôi đặt mật khẩu, VD ở thời điểm tôi viết bài này thì là tháng 01/2021, tôi có thể đặt là “T12021”
- Phần C: Bao gồm 5 ký tự ngẫu nhiên bất kỳ mà tôi nhập, ở đây tôi chọn nhập là “^(#&@”
Vậy là tôi có được một mật khẩu với 15 ký tự là dqvndT12021^(#&@
Mật khẩu này có thể được coi là một chuỗi mật khẩu an toàn vì đã đáp ứng được các yếu tố:
- Độ dài trên 10 ký tự.
- Có chứa đầy đủ 4 loại ký tự: chữ thường, chữ hoa, số, ký tự đặc biệt.
- Tuân theo nguyên tắc dễ đoán với mình, khó đoán với người khác.
Trên đây là một ví dụ về cách đặt mật khẩu của tôi, ngoài ra bạn có thể sáng tạo bất cứ một nguyên tắc nào mà bạn cảm thấy là phù hợp cho bạn.
Nếu bạn cảm thấy mật khẩu trên khó nhớ để sử dụng sau này, mời đọc mẹo tiếp theo
#2 – Mẹo quản lý mật khẩu
Bạn không nên đặt hai mật khẩu giống nhau trong mọi trường hợp, VD mật khẩu Gmail và mật khẩu Facebook không giống hệt nhau. Việc này sẽ khiến cho bạn sẽ có rất nhiều các mật khẩu mà bạn không thể nhớ được. Vậy nên bạn cần phải biết cách để quản lý từng mật khẩu đó.
Như cách đặt mật khẩu ở mục #1 phía trên, mật khẩu của bạn sẽ gồm 3 phần. Nếu để ý một chút, bạn có thể thấy được Phần A là một chuỗi mà bạn có thể nhớ ra ngay lập tức bất cứ lúc nào; Phần B có thay đổi nhưng theo quy tắc định sẵn, Phần C là thay đổi ngẫu nhiên không theo bất cứ nguyên tắc nào.
Việc của bạn bây giờ là:
- Phần A: Chỉ cần nhớ, không cần lưu lại.
- Phần B: Nhớ quy tắc là lưu lại những phần bạn nghĩ rằng có thể thay đổi, lưu lại theo cách của riêng bạn.
- Phần C: Lưu lại toàn bộ.
Bạn có thể lưu lại Phần B, Phần C ở chung một nơi hoặc nhiều nơi tùy bạn. Nhưng hãy chắc chắn rằng dù lưu ở đâu thì cũng chỉ mình bạn biết, hoặc chỉ mình bạn “giải mã” được ý nghĩa các phần để tạo thành một chuỗi mật khẩu hoàn chỉnh.

#3 – Các nguyên tắc chung để có một mật khẩu an toàn
- Luôn đảm bảo mật khẩu của bạn là chỉ có mình bạn biết, không chia sẻ mật khẩu cho người khác cho dù đó là người bạn tin tưởng.
- Thay đổi mật khẩu định kỳ, bạn nên thay mật khẩu 1 đến 2 lần mỗi tháng, hoặc bất cứ khi nào bạn thấy nghi ngờ rằng có sự bất thường trên tài khoản của bạn.
- Không đặt mật khẩu là những chuỗi ký tự liên quan đến cá nhân bạn: VD họ tên, ngày sinh, số điện thoại….
- Lưu trữ các thông tin bạn dùng để quản lý mật khẩu tại nơi bạn cảm thấy an toàn.